Home Kinh Tế Chàng trai trẻ Nguyễn Doanh Tuấn: “Tôi muốn lập quỹ học bổng...

Chàng trai trẻ Nguyễn Doanh Tuấn: “Tôi muốn lập quỹ học bổng và xây con đường đẹp để cuộc sống nẻo cao bớt chông chênh!”

Nguyễn Doanh Tuấn là chàng trai trẻ nhiều nỗ lực, ham học hỏi. Anh luôn mang những giá trị tốt đẹp đến với mọi người, dự định trong thời gian tới sẽ thành lập quỹ học bổng cho trẻ em và xây con đường mới cho người dân ở quê.

Nguyễn Doanh Tuấn (SN 1992), sinh ra và lớn lên tại một huyện nghèo của tỉnh Lạng Sơn. Gia đình anh có ba chị em, bố mẹ thuần nông, cuộc sống quanh năm “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”. Anh phải làm nhiều công việc để phụ giúp gia đình.

Xin chào anh Doanh Tuấn, sinh ra và lớn lên tại một huyện nghèo miền núi thuộc tỉnh Lạng Sơn, vậy tuổi thơ của anh có điều gì đặc biệt?

Tuổi thơ của tôi là những chuỗi ngày vất vả, cơ cực, nhọc nhằn. Hằng ngày, gia đình tôi làm việc quần quật trên nương rẫy. Đến năm tôi học lớp 12, điện lưới quốc gia mới được kéo về bản làng. Như vậy, đủ để mọi người biết quê tôi nghèo khổ, lạc hậu như thế nào.

Quá trình học tập của anh diễn ra như thế nào, có nhiều trắc trở không?

Học hết THPT, quyết không đầu hàng trước cái đói, cái nghèo, tôi thi vào trường Cao đẳng Quản trị Kinh doanh Sao đỏ. Gia đình không có điều kiện kinh tế nên tôi phải tự bôn ba làm đủ mọi việc để trang trải học phí và cuộc sống sinh hoạt. Tôi gần như không có thời gian rảnh để đi chơi với bạn bè. Tuy nhiên, tôi cũng phải cảm ơn cuộc sống đã ban tặng trải nghiệm sống quý giá, tuyệt vời.

Hồi ấy, mải mê với guồng quay kiếm tiền nên tôi bỏ thi nhiều môn, phải chật vật thi lại, mãi về sau mới lấy được tấm bằng đại học. Khi ra trường, tôi lo lắng không biết tìm được công việc đúng chuyên ngành mình học không. Đó luôn là nỗi băn khoăn, trăn trở thường trực.

Khởi nghiệp là quá trình đánh đổi mồ hôi, nước mắt, thậm chí là máu. Vậy quá trình khởi nghiệp của anh diễn ra như thế nào, thưa anh Doanh Tuấn?

Gia đình không hỗ trợ được gì nên tôi đã trải qua đủ công việc vất vả nhọc nhằn: Phát tờ rơi, bưng bê phục vụ, chạy tour du lịch, dựng rạp sân khấu tổ chức sự kiện, mở cửa hàng cơm, kinh doanh thời trang, tuyển sinh du học Nhật Bản…

Guồng quay cuộc sống cuốn tôi vào công việc. Nghe bạn bè mách ở đâu có việc, tôi lại hăng say xách ba lô lên đường, không quản khó khăn. Hồi mới ra trường, tôi làm ở TP. Hải Dương. Đến 2014, tôi quyết định vào Nha Trang lập nghiệp, lúc ấy có vỏn vẻn 2 triệu đồng trong túi.

Tôi đến Nha Trang, trả tiền tàu xe còn hơn 1 triệu trong người. Tôi không biết ngày mai ăn gì để sống, vội vã lao đi kiếm việc. Có quá nhiều kỷ niệm với mảnh đất này lắm: Là những hôm đội nắng đội mưa đi phát tờ rơi cho người nước ngoài; Là những buổi đi phục vụ nhà hàng với mức lương bèo bọt 15.000 đồng/giờ; Những hôm phơi mình ngoài trời nắng bỏng da bỏng thịt để nhận 100.000 đồng tiền công dựng rạp sân khấu; Bán tour du lịch…

Chật vật khắp đầu đường xó chợ ở Nha Trang, tôi cũng tiết kiệm được một số tiền. Tôi hùn vốn cùng người bạn ở Nghệ An mở cửa hàng cơm chiên Dương Châu. Lúc ấy, mỗi người bỏ ra 10 triệu đồng, thuê các bạn sinh viên làm theo giờ và một đầu bếp chính. Sau một năm, cửa hàng cơm không không phát triển, tôi đóng cửa rồi quyết định ra miền Bắc làm lại từ đầu.

Ra ngoài miền Bắc, tôi nhận thấy bản thân không thể đi làm thuê mãi, cần xây dựng cơ ngơi riêng. Năm 2017, tôi mở cửa hàng bán túi xách thời trang kết hợp kinh doanh thêm ở các tỉnh miền Tây. Đến năm 2018, làm cho một công ty nước ngoài ở Hà Nội. Ngoài ra, tôi còn kết hợp làm thêm vài việc khác để trả món nợ gần 500 triệu đồng từ những năm trước.

Sau nhiều năm bôn ba khắp nơi, “trái ngọt” anh nhận về có xứng đáng với công sức bỏ ra không ạ?

Năm 2020 Tuấn rẽ nhánh sang làm chuyên viên kinh doanh cho 1 công ty trong lĩnh vực truyền thống. Cũng chính tại đây, trong quá trình làm việc và gặp gỡ khách hàng, đối tác, anh đã gặp được người thầy và người này đã dìu dắt anh từng bước vào kinh doanh và đầu tư online 4.0 với suy nghĩ “Phi thương bất phú”. Chỉ sau thời gian ngắn, tôi đã mua được một chiếc xe hơi giá trị cao, giúp đỡ gia đình ở quê.

Bên cạnh đó, tôi mở nhiều văn phòng cho nhân viên làm việc ở Hà Nội. Hiện tại tôi đang quản lý đội ngũ nhân viên với con số lên đến hàng nghìn người khắp các tỉnh thành Việt Nam.

Trong tương lai, anh mong muốn kiến tạo điều gì trong sự nghiệp và trong cuộc sống?

Về sự nghiệp, tôi sẽ luôn cố gắng phát triển hệ thống, tạo công ăn việc làm cho nhiều người, đặc biệt là những bạn trẻ. Các bạn trẻ là những nhân tố sẽ đồng hành cùng với tôi bền lâu bởi có các tố chất: Chăm chỉ, cầu tiến, năng động, thông minh, sáng tạo…

Bên cạnh đó, tôi nuôi tương lai sẽ cống hiến những điều tốt đẹp cho quê hương Lạng Sơn thân yêu. Tôi muốn xây dựng quỹ học bổng cho trẻ em miền núi để những em nhỏ khó khăn đều được đến trường, được tiếp thu tri thức. Tôi cũng muốn xây thêm nhiều con đường mới để bà con đi lại đỡ vất vả hơn, để cuộc sống nơi nẻo cao bớt chông chênh!”

Qua đây, anh Doanh Tuấn muốn nhắn nhủ điều gì tới các bạn trẻ đang trong quá trình khởi nghiệp ạ?

Luôn luôn “Dám nghĩ – Dám làm”, đừng vì lời nói của mọi người xung quanh mà lung lay ý chí, không dám thực hiện ước mơ. Cuộc sống còn nhiều khó khăn, hãy kiên trì, bền bỉ, chịu khó vươn lên, không sợ thất bại thì sẽ có ngày đặt chân tới đích thành công.

Tôi xin mượn lời nhạc trong bài “Con đường vinh quang” để gửi tới các bạn trẻ: “Chặng đường nào trải bước trên hoa hồng, bàn chân cũng thấm đau vì những mũi gai”.

Xin cảm ơn anh Nguyễn Doanh Tuấn với cuộc phỏng vấn thú vị, xúc động. Chúc anh luôn mạnh khỏe, thành công, kiến tạo nên giá trị tốt đẹp cho cộng đồng!

- Advertisement -
- Advertisement -
Must Read
Tin liên quan
- Advertisement -

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here