Liên đoàn Thế giới Hồi giáo (MWL) là một tổ chức Hồi giáo quốc tế có trụ sở tại Makkah Al-Mukarramah (Thánh địa Mecca). Tổ chức được thành lập khoảng 60 năm trước, với sứ mệnh đại diện cho đạo Hồi chân chính, và xây dựng cầu nối giữa đạo Hồi và hợp tác nhân đạo tới tất cả mọi người. Tại Liên Hợp Quốc, MWL đóng vai trò quan sát viên của hội đồng kinh tế và xã hội, bên cạnh các tổ chức quốc tế phi chính phủ khác. MWL còn là quan sát viên của Tổ chức Hợp tác Hồi giáo, là thành viên của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF).
MWL hướng đến truyền tải những hiểu biết chân chính về Hồi giáo thông qua một số hoạt động đã được thực hiện thành công như định nghĩa đạo Hồi, giải thích về bản chất và các giá trị thuần túy của đạo, như được nêu trong Kinh Qur’an và Sunnah, đồng thời củng cố sự nhận thức của các quốc gia Hồi giáo về tính trung lập và công bằng. Tổ chức cũng tập trung giải quyết những vấn đề trong xã hội Hồi giáo, đẩy lùi các cuộc xung đột và đấu tranh với mọi nguồn lực của mình. Bên cạnh đó, tổ chức còn quan tâm đến các kênh truyền thông hiện đại và tuyên truyền văn hóa đối thoại, chú ý đến các nhóm Hồi giáo thiểu số và các vấn đề của họ, giao tiếp nhằm giúp giải quyết khó khăn mà họ phải đối mặt. Thêm vào đó, Liên đoàn còn tranh thủ Mùa hành hương Hajj tạo cơ hội gặp gỡ giữa các học giả, các tín đồ có trình độ với những người đứng đầu tổ chức, nhằm đưa ra các giải pháp nâng cao vị thế của người Hồi giáo trên thế giới và bảo vệ bản sắc xã hội Hồi giáo.
Để đạt được những mục tiêu trên và khởi xướng cuộc đối thoại quốc tế giữa các tôn giáo và giáo phái, liên đoàn đã tổ chức một số hội nghị và sự kiện. Nổi bật nhất trong những nỗ lực này là tài liệu Makkah phát hành vào năm 2019 sau Hội nghị Quốc tế về Tuyên truyền Văn hóa Trung lập. Tài liệu Makkah được coi là một nền tảng cho hòa bình, bảo tồn giá trị của sự trung lập và tiết chế ở các quốc gia Hồi giáo, và cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố và chủ nghĩa cực đoan dưới mọi hình thức, cũng như tôn trọng nhân quyền. Tài liệu bao gồm 17 điều và đã được chấp thuận bởi 1.200 học giả Hồi giáo đến từ 139 quốc gia, cùng 27 giáo phái và nhóm tôn giáo. Một trong những mục quan trọng nhất mà tài liệu đưa ra là lời kêu gọi giải quyết các vấn đề thực tiễn về sự bất công, xâm lược và các khẩu hiệu phân biệt chủng tộc, cũng như kêu gọi đối thoại văn minh để đạt tới một nền hòa bình công bằng và toàn diện. Tài liệu Makkah đã được dịch sang một số ngôn ngữ, bao gồm tiếng Đức, tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Thụy Điển, tiếng Urdu và tiếng Pháp.
Với nỗ lực mang các giáo phái Hồi giáo trên thế giới lại gần nhau, MWL đã tổ chức thành công hội nghị “Tuyên ngôn Hòa bình ở Afghanistan” vào tháng 06 năm 2021. Hội nghị lần đầu tiên quy tụ các học giả hàng đầu của Afghanistan và Pakistan, nhằm mang lại hòa bình cho Afghanistan và hỗ trợ các học giả trong việc giải quyết các cuộc xung đột khu vực. Liên đoàn cũng tổ chức một diễn đàn lịch sử quy tụ các giáo phái khác nhau tại Iraq thông qua việc tạo ra các kênh giao tiếp cởi mở và các cuộc đối thoại mang tính xây dựng giữa các học giả thuộc các giáo phái nhằm thúc đẩy sự chung sống hòa bình, đối thoại văn minh và phản đối chủ nghĩa cực đoan và bạo lực trên thế giới nói chung và ở Iraq nói riêng. Tại cuộc họp còn có sự tham gia của các giáo phái Shiite, Sunni và Kurd, và đi đến khuyến nghị thành lập một cơ quan giao tiếp văn hóa giữa các giáo phái và các nhóm tôn giáo đã hình thành nên xã hội Hồi giáo.
Dưới sự bảo trợ của MWL, hội nghị “Hòa bình và Đoàn kết” được tổ chức tại Paris vào năm 2019 với sự tham gia của đại diện từ 40 quốc gia nhằm kêu gọi sự khoan dung tôn giáo và nâng cao mức độ hiểu biết lẫn nhau giữa các tín đồ Hồi giáo, Cơ đốc giáo và Do Thái giáo ở Pháp. Trong đó cuộc viếng thăm của Tổng thư ký liên đoàn tới Auschwitz, trụ sở của Holocaust, vào tháng 01 năm 2020 là một lời khẳng định về sự công bằng cũng như bác bỏ tội ác tàn bạo của Hồi giáo và các giá trị cố định không phải là tiêu chuẩn kép của đạo.
Năm ngoái, Tổng thư ký MWL, Tiến sĩ Muhammad bin Abdul Karim Al-Issa đã gặp gỡ một số nhà lãnh đạo truyền giáo Hoa Kỳ, để thảo luận về một số vấn đề chung, bao gồm các cách tăng cường đối thoại giữa các tín đồ tôn giáo, và nỗ lực phối hợp để hạn chế lời thù địch và lạm dụng tôn giáo cũng như các biểu tượng thiêng liêng.
Liên đoàn đã tổ chức diễn đàn “Giá trị chung giữa những tín đồ tôn giáo” vào tháng 05 năm 2021 tại thủ đô Riyadh của Ả Rập Xê-út, với sự hiện diện của một số nhà lãnh đạo Hồi giáo, Cơ đốc giáo, Do Thái giáo, Ấn Độ giáo, Phật giáo và những tôn giáo khác. Diễn đàn kêu gọi đối thoại và hợp tác giữa các tôn giáo, thúc đẩy bình đẳng giữa con người cũng như gắn kết sự hiểu biết chung về đặc thù tôn giáo và văn hóa giữa các tín đồ. Bên cạnh đó, để ngăn chặn sự thù địch của các nền văn minh, ủng hộ các giá trị của tình hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia và con người, diễn đàn đã thảo luận về sự trung lập và thấu hiểu lẫn nhau. Ngoài ra, liên đoàn cũng đưa ra quan điểm rằng đừng biến sự đa dạng thành nỗi sợ hãi, thù địch và xung đột. Cũng tại diễn đàn này, liên đoàn đã trình bày một cơ sở vững chắc cho các giáo lý Hồi giáo chân chính, kêu gọi hợp tác, đối thoại và truyền đạt đến những người tham gia có chung mục đích, nhằm đảm bảo sự chung sống hoà bình trên thế giới.
MWL cũng đã tổ chức hội nghị cho các học giả Đông Nam Á lần đầu tiên tại Malaysia vào tháng 07 năm 2021, với sự tham gia của Thủ tướng Malaysia và 44 nhà lãnh đạo tôn giáo đến từ 17 quốc gia. Hội nghị đã đưa ra các khuyến nghị về sự khoan dung và tôn trọng quyền của các tôn giáo để đạt được an ninh và hòa bình, đồng thời thành lập Hội đồng các học giả Đông Nam Á tại Kuala Lumpur dưới sự bảo trợ của MWL.
Sự tham gia của Tổng thư ký MWL, Tiến sĩ Muhammad bin Abdul Karim Al-Issa, với tư cách là nhà đồng sáng lập Diễn đàn Liên tôn của Nhóm 20 (R20), đã ủng hộ các giá trị bình đẳng của con người và thiết lập đối thoại giữa các tôn giáo để đạt được sự hợp tác và khoan dung giữa các dân tộc trên thế giới, đây là một trong những chủ đề nổi bật nhất của diễn đàn đầu tiên thuộc loại hình này trong G20. Diễn đàn Liên tôn G20 với chủ đề “Đưa Tôn giáo thành nguồn Giải pháp Toàn cầu: Phong trào Quốc tế được dẫn dắt bởi các Giá trị Đạo đức chung”, nhằm mở rộng vai trò tích cực của các tôn giáo, bằng cách mời các nhà lãnh đạo tôn giáo tham gia đối thoại, phối hợp hành động cũng như vận động các tôn giáo và các lực lượng chính trị thúc đẩy trật tự quốc tế dựa trên các quy tắc và giá trị, tính nhân văn và đạo đức chung.