Home Doanh Nghiệp Trầy trật vì dịch bệnh, nhiều doanh nghiệp thông báo phá sản

Trầy trật vì dịch bệnh, nhiều doanh nghiệp thông báo phá sản

 Trải qua 2 năm hoạt động, đứng trước dịch bệnh sau rất nhiều nỗ lực, mới đây Giám đốc kinh doanh công ty TNHH thiết kế nội thất Sunny cho biết, “Vào lúc 2h30 tối qua tức ngày 07/01/2022 sau khi kết thúc cuộc họp với ban lãnh, ông Lò Văn Nắng – Tổng giám đốc, Công ty TNHH Thiết Kế Nội Thất Sunny đã ra thông báo công ty phá sản.

Hình ảnh được trích từ thông báo trong group ban lãnh đạo Công ty TNHH thiết kế nội thất Sunny

Đợt dịch Covid-19 lần thứ 4 bùng phát lại đẩy các doanh nghiệp vào tình trạng bất lực, hàng ngàn doanh nghiệp tuyên bố phá sản

Đầu tháng 7 vừa qua, khi dịch Covid-19 bùng phát trở lại tại Việt Nam, nhiều tỉnh thành đã phải giãn cách xã hội để giảm tỷ lệ lây nhiễm. Nhưng cũng chính biện pháp này đã gây khó cho nền kinh tế. Đặc biệt đối với các starup, doanh nghiệp vừa phải “trầy trật” gắng gượng duy trì. Đơn cử như Công ty TNHH Thiết Kế Nội Thất Sunny, vừa mới hoạt động được 2 năm xây dựng được 2 chi nhánh quy mô vừa tại Cần Thơ và TP HCM nhưng đứng trước làn sóng của dịch bệnh, mọi hoạt động kinh doanh nội thất bị tê liệt.

Mặc dù hướng đến giải pháp marketing hiện đại như sử dụng các công cụ marketing online, website đến email hay các nền tảng facebook, zalo, tik tok, youtube…thế nhưng trong bối cảnh chung của dịch bệnh với ngành hàng nội thất không đem lại hiệu quả.

“Công ty tôi vừa mới hoạt động nhưng đã phải đối mặt với nhiều khó khăn về tài chính lẫn nguồn lực. Đặc biệt, khi đối mặt với dịch bệnh mọi hoạt động của công ty đã bị đóng băng. Mọi chiến dịch tiếp cận khách hàng đều không khả thi, đứt gãy chuỗi cung ứng khiến doanh thu giảm mạnh, các dự án, hợp đồng tạm ngưng và phải cho nhiều nhân viên nghỉ việc dẫn đến tình trạng lao đao.

Bên cạnh đó vì là đơn vị mới “gia nhập” thị trường”, kinh nghiệm kinh doanh còn non trẻ, vốn điều lệ và ngân sách duy trì doanh nghiệp hạn chế đã vô hình khiến cho Công ty TNHH Thiết Kế Nội Thất Sunny không còn trụ được và phải tuyên bố phá sản. Trong báo cáo tài chính từ ngân hàng, đơn vị này phải thanh toán bù nợ với con số 2 tỷ VNĐ kèm theo báo cáo tài của công ty từ phòng kế toán công ty đang âm vốn điều lệ lên tới 3 tỷ VNĐ.

Ở thời điểm hiện tại phần lớn các doanh nghiệp kể trên thường có quy mô vừa và nhỏ, tập trung chủ yếu ở lĩnh vực thương mại, dịch vụ và là đối tượng liên tiếp chịu tác động từ những đợt bùng phát dịch bệnh trong thời gian qua. Trong bối cảnh giao thương hạn chế, kinh tế toàn cầu suy giảm, các doanh nghiệp cần tính đến sự thích ứng, đổi mới nhanh nhạy để bắt kịp tình hình sống chung với đại dịch. Bên cạnh đó các chuyên gia tài chính- kinh doanh cũng khuyến cáo các doanh nghiệp cũng nên lườm trước bài toán về tài chính, nguồn lực, quản trị nhân lực quản trị rủi ro để không bị động trước tình hình diễn biến dịch bệnh còn phức tạp như hiện nay.

Mặt khác, theo giới chuyên gia tài chính – kinh doanh cho rằng, nhìn nhận chiều hướng tích cực thì đại dịch Covid19 được xem là đợt sàng lọc mạnh mẽ những doanh nghiệp, đơn vị chưa thích ứng được với môi trường và có “sức đề kháng” yếu.

Theo nhận định của nhiều chuyên gia, sự sụt giảm cả về số doanh nghiệp doanh nghiệp mới, số vốn và số lao động là do tác động tiêu cực từ làn sóng Covid-19 thứ tư. Thế nhưng số lượng doanh nghiệp thành lập mới vẫn cao. Nếu so với thời điểm làn sóng Covid-19 thứ nhất (tháng 5/2020), số doanh nghiệp thành lập mới trong tháng 5/2021 vẫn tăng tăng 8,1%; số vốn đăng ký tăng 33,6%; số lao động đăng ký giảm 21,1%. Theo đó, vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới trong tháng đạt 13 tỷ đồng, tăng 7,3% so với tháng trước và tăng 23,6% so với cùng kỳ năm trước. Đây được xem là điểm sáng khi các doanh nghiệp không chịu đứng yên để bình ổn nền kinh tế thị trường.

- Advertisement -
- Advertisement -
Must Read
Tin liên quan
- Advertisement -

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here