Đối với những người khởi nghiệp hoặc những nhà đầu tư kinh doanh, việc phát triển một mô hình kinh doanh mới như cửa hàng thì nỗi lo về chi phí đầu cơ sở hạ tầng, bối rối khi lựa chọn sản phẩm kinh doanh… là những điều khiến họ băn khoăn và dễ mắc sai lầm. PANPAN sẽ làm rõ 3 điều này mà các nhà đầu tư cần biết.
Khoảng 10 năm trở lại đây, các sản phẩm tiêu dùng Nhật nội địa như: bỉm, sữa, thực phẩm, mỹ phẩm ngày càng phổ biến trên thị trường. Việc kinh doanh các mặt hàng này cũng trở thành một trong những xu hướng tìm kiếm của nhiều người trong điều kiện thị trường tăng trưởng nhanh. Ngày càng nhiều cửa hàng Nhật nội địa mở ra ở các tỉnh, thậm chí, bắt đầu phổ biến ở các thị trấn. Dưới đây là những điều cần biết để mở và vận hành một cửa hàng bán sản phẩm tiêu dùng Nhật nội địa hiệu quả.
Cơ sở hạ tầng
Theo như chia sẻ của nhiều chủ cửa hàng thì điều họ quan tâm đầu tiên chính là vốn đầu tư. Nó bao gồm phí cơ sở hạ tầng (phần cứng) và hàng hóa. Nếu đầu tư cho cơ sở hạ tầng như: giá kệ, biển hiệu, trang trí lớn thì sẽ gặp rủi ro lớn nếu cửa hàng vận hành không thành công, phần này sẽ phải bỏ đi hoặc thanh lý với mức giá rất thấp. Do đó, cửa hàng cần dành phần lớn vốn đầu tư cho hàng hóa để tạo sự phong phú, hứng thú cho khách hàng. Nhiều người đầu tư có thể bỏ ra 200 – 500 triệu đồng để đầu tư cho biển hiệu, giá kệ hoặc mua thương hiệu khi mở cửa hàng nhưng mức đầu tư này là không cần thiết và lãng phí lớn.
Nguồn hàng
Vấn đề thứ hai rất quan trọng với nhà đầu tư là lựa chọn sản phẩm để kinh doanh và tìm kiếm nguồn hàng để nhập. Hiện nay, thị trường có nhiều nhà phân phối, mức giá dao động lớn. Chủ cửa hàng thường rất bối rối khi không biết kinh doanh sản phẩm gì sẽ đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Nhiều chủ cửa hàng không có kinh nghiệm đã phải trả giá đắt do nhập những sản phẩm không phù hợp với nhu cầu người mua. Những sản phẩm này sau đó phải bán rẻ hoặc thậm chí không bán được.
Kinh nghiệm
Vấn đề thứ ba là tự mở cửa hàng mà không có sự trợ giúp của người có kinh nghiệm là một trong những rủi ro lớn nhất của người mới đầu tư. Do đó, cân nhắc tham gia vào một mô hình nhượng quyền là lựa chọn tốt và tương đối an toàn cho nhà đầu tư. Hiện nay, nhiều mô hình nhượng quyền thương hiệu với mức đầu tư từ 300 triệu đồng đến 5 tỷ đồng để mở ra một cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini. Mỗi mô hình có điểm mạnh, yếu và thị trường trọng điểm khác nhau nên các nhà đầu tư cần tìm hiểu rõ chính sách của mỗi bên, tìm hiểu những người đã tham gia nhượng quyền của thương hiệu để cân nhắc trước khi quyết định đầu tư.
PANPAN là chuỗi cửa hàng theo mô hình cửa hàng tiện lợi với hàng nghìn SKU hàng tiêu dùng Nhật nội địa. Chuỗi cửa hàng được vận hành bởi Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ Panpan. Cửa hàng PANPAN được thiết kế và bố trí thân thiện, chỉ dẫn rõ ràng. Toàn bộ cửa hàng được set up theo tiêu chuẩn Nhật, màu sắc đặc trưng, dễ nhận biết. Chi phí nhượng quyền được tính dựa trên diện tích của mỗi cửa hàng. Chi phí nhượng quyền là 6tr/m2 (Diện tích cửa hàng từ 30m2 trở lên).
Theo đại diện Công ty CP TM & DV Panpan, khi trở thành đối tác của PANPAN, các nhà đầu tư nhượng quyền sẽ được hưởng những quyền lợi sau: Được làm chủ cửa hàng Panpan và có thu nhập ổn định hàng tháng (kinh doanh hàng tiêu dùng thiết yếu); hỗ trợ chiến lược marketing, đào tạo nhân sự, kiểm soát tồn kho… đảm bảo mỗi cửa hàng được vận hành một cách tốt nhất.
Chính vì thế, có thể nói rằng, mô hình nhượng quyền cửa hàng Nhật Bản nội địa PANPAN là mô hình kinh doanh tất yếu và an toàn đối với những nhà kinh doanh, hạn chế những rủi ro mà họ lo lắng. Để nhượng quyền kinh doanh cửa hàng tiện lợi PANPAN hãy liên hệ ngay:
Công ty Cổ phần TM & DV PANPAN
- Địa chỉ: 72A Nguyễn Trãi, P. Thượng Đình, Q. Thanh Xuân, Hà Nội
- Hotline: 1900-636-001
- Website:https://panpan.today/
- Email: today@gmail.com
- Đăng ký Nhượng quyền kinh doanh tại:https://panpan.today/nhuong-quyen-thuong-hieu/